Loại tài liệu | Tư liệu ngôn ngữ (Sách) | Mã ngôn ngữ | vie | | KPV633 .B36 | Tên tác giả | Nguyễn, Đình Cường | Tác giả liên quan | Nguyễn, Xuân Quang, ThS., Người hướng dẫn | Thông tin nhan đề | Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam - lý luận và thực tiễn : Khóa luận tốt nghiệp / Nguyễn Đình Cường; Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Xuân Quang | Xuẩt bản,phát hành | Tp. Hồ Chí Minh, 2006 | Mô tả vật lý | 64 tr. ; 28cm
| Tóm tắt/chú giải | Đề tài trình bày 3 vấn đề chính. Một là, khái quát về quyền sở hữu công nghiệp: lịch sử hình thành và sự phát triển của pháp luật về SHCN trên thế giới và ở Việt Nam; khái niệm các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các đối tượng của quyền SHCN, phân biệt các đối tượng SHCN với nhau và so sánh quyền SHCN với các tài sản thông thường; nội dung cuối của phần một này nêu lên các phương thức bảo vệ quyền SHCN theo pháp luật Việt Nam như: bảo vệ bằng phương pháp hành chính, bảo vệ bằng biện pháp hình sự, biện pháp bảo vệ tại biên giới, bảo vệ quyền SHCN bằng các biện pháp dân sự. Hai là, đi sâu vào phương thức bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành, trước hết đề tài nêu lên khái quát chung về hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp là gì, các yếu tố xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN, các hành vi xâm phạm cụ thể: xâm phạm đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh; vấn đề chủ thể khởi kiện hành vi xâm phạm có nội dung nêu lên thẩm quyền xét xử của tòa án theo vụ việc và theo lãnh thổ, vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tam thời: mục đích áp dụng, nội dung và thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm quyền áp dụng, thời hạn thực hiện và hiệu lực của quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời; vấn đề chứng minh và chứng cứ trong việc chứng minh năng lực chủ thể, hành vi xâm phạm, yêu cầu đòi bồi thường; tình hình xâm phạm quyền SHCN và thực trạng bảo vệ bằng các biện pháp dân sự. Ba là, nêu lên nguyên nhân của thực trạng giải quyết bằng biện pháp dân sự: năng lực xét xử của các cơ quan chuyên môn chưa tương xứng, nhận thức của xã hội về quyền SHCN còn thấp, lợi ích thu được từ hành vi xâm phạm lớn, sự phát triển của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng không đồng đều; từ đó đề tài cung đưa ra những biện pháp kiến nghị: tác động của việc ban hành luật sở hữu trí tuệ, xây dựng các bộ phận quản lý tài sản vô hinh trong doanh nghiệp, xây dựng hệ thống các cơ quan, tổ chức giám định độc lập, phat shuy vai trò của các tổ chức chuyên môn, trường và trung tâm đào tạo về SHCN, xây dựng Tòa án về SHCN
| Từ khóa | 1. Biện pháp dân sự. 2. Quyền sở hữu công nghiệp. |
|